Mô tả

Bạn cần cau tươi đám hỏi, cau tươi lễ cưới, với ý nghĩa thủy chung, son sắt cho đôi trẻ.

Hoa cảnh Đô Xu với kinh nghiệm trồng và chăm sóc cau mang đến giải pháp cho bạn

Cau tại vườn, trái to, đẹp

Dễ dàng sử dụng cho việc trang trí đám hỏi, đám cưới

Đảm bảo an toàn hữu cơ, có thể dùng ăn trầu cau

bán-quả-cau-tươi-lâm-đồng-hoa-cảnh-đô-xu-16

Trầu cau và việc cưới hỏi truyền thống Việt Nam

Trầu cau thường được nhà trai mang sang nhà Gái, nhằm ngỏ lời về mối quan hệ chính thức giữa đôi uyên ương

Và ta gọi là lễ dạm ngõ là buổi gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa hai nhà

bán-quả-cau-tươi-lâm-đồng-hoa-cảnh-đô-xu-18

Lễ dạm ngõ

Tại lễ dạm ngõ, hai gia đình sẽ làm quen, tìm hiểu nhau, đây cũng  là dịp bàn bạc chuyện hôn nhân trọng đại của hai bạn trẻ

Lễ dạm ngõ thủ tục đơn giản, Đối với phong tục khu vực miền Bắc, lễ vật gồm cặp trà, cặp rượu, một ít bánh trái và không thể thiếu ít trầu cau. Lưu ý các món lễ vật này đều là số chẵn.

bán-quả-cau-tươi-lâm-đồng-hoa-cảnh-đô-xu-19

Còn ở miền Tây Nam Bộ gồm cặp rượu, cặp trà được gói giấy đỏ trịnh trọng, một đĩa trầu cau được têm cánh phượng và mâm ngũ quả.

Đối với lễ dạm ngõ khu vực miền Trung cũng khá đơn giản, thông thường chỉ có khay trầu cau và một chai rượu lễ gói giấy đỏ.

Để làm quà cho nhà gái, người miền Trung thường gói trong lễ vật các món bánh sản vật địa phương, đặc biệt là bánh Hồng, món bánh truyền thống luôn có mặt trong lễ cưới hỏi của người Bình Định, Phú Yên.

Lễ dạm ngõ không có ý nghĩa ràng buộc giữa hai bên

Thành phần tham gia lễ dạm ngõ

Về số lượng thì giới hạn trong khoảng tối thiểu 5 người và tối đa 7 người là tốt nhất. Thường thì trước ngày dạm ngõ, nhà trai cần phải báo chính xác ngày giờ diễn ra lễ dạm ngõ để những người tham gia chủ động hơn, tránh những sự thiếu sót dẫn đến mất lòng nhà gái.

Thành phần tham gia từ phía nhà gái bao gồm cô dâu, bố mẹ cô dâu cùng với họ hàng ruột thịt như ông bà, cô chú, bác, dì…

Trình tự lễ dạm ngõ

Đúng ngày, giờ đã hẹn, nhà trai sẽ đến nhà gái tiến hành lễ dạm ngõ.

Đại diện nhà trai sẽ chào hỏi, giới thiệu thành phần tham dự buổi lễ. Tiếp đó, vị đại diện sẽ phát biểu trong lễ dạm ngõ, trình bày lý do đến nhà gái, kế tiếp là trình tráp dạm ngõ gồm các lễ vật đã được chuẩn bị, và ngỏ ý xin phép để hai con được chính thức đi lại và tính đến chuyện trăm năm.

bán-quả-cau-tươi-lâm-đồng-hoa-cảnh-đô-xu-22

 

Đại diện nhà gái cảm ơn, và giới thiệu những người có mặt phía nhà gái và nhận lễ vật. Sau khi nhà gái đồng ý lời đề nghị đi lại của nhà trai, cha mẹ cô dâu tương lai sẽ dâng trái cây, lễ vật dạm ngõ lên bàn thờ gia tiên và cho đôi trẻ thắp hương nhằm báo cáo với tổ tiên và cầu mong sự phù hộ cho chuyện hôn nhân sắp tới được tốt đẹp.

Cả hai nhà cùng bàn bạc về đám hỏi, đám cưới cùng các yêu cầu như việc thách cưới, lễ vật ăn hỏi, thời gian tổ chức và đi đến sự thống nhất.

Kết thúc buổi lễ, nếu co điều kiện nhà gái có thể mời nhà trai dùng bữa cơm thân mật tại nhà hoặc ở nhà hàng để tạo cơ hội giao lưu thêm, gia tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong hai gia đình.

Lễ ăn hỏi

Cô gái được hỏi đã chính thức trở thành vợ chưa cưới của chàng trai đi hỏi

Về thành phần tham dự Lễ ăn hỏi

Nhà trai: Đại diện gia đình, họ hàng, chú rể, một số cô gái chưa chồng đội mâm quả hay còn gọi là bê tráp (bây giờ có thể là nam thanh niên) vì các cô sợ “mất duyên”, số người bê tráp là số lẻ, 5 hoặc 7 hoặc 9…

Nhà gái: Bố mẹ, ông bà (nếu còn), anh chị em ruột của cô dâu, cô dâu và một số bạn bè thân cận. Ở nông thôn có thể có một số cô dì chú bác của cô dâu).

Về lễ vật:

  1. Cau tươi: 1 buồng
  2. Bánh cốm: 200 chiếc
  3. Hạt sen: 2 kg
  4. Chè: 2 kg
  5. Rượu: 2 chai
  6. Thuốc lá: 2 tút
  7. Bánh su xê (phu thê): 200 hoặc 20
  8. Phong bì tiền: 2 chiếc

bán-quả-cau-tươi-lâm-đồng-hoa-cảnh-đô-xu-22

Ý nghĩa của lễ vật dẫn cưới là:

thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nói theo cách xưa là : nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại, “Con gái là con người ta”. Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai.

Lưu ý tiền phòng bì:

Nếu số tiền đó được đổi thành những đồng tiền mới tinh (như tiền mừng tuổi mà ông bà, cha mẹ chúng ta thường làm) và được bao bởi một phong bì đẹp màu đỏ, có in chữ “song hỷ” thì người nhận lễ sẽ không bị mặc cảm là mình đã nhận tiền theo nghĩa đen nữa.

Tại lễ hỏi

Trang phục: trang phục cho cô dâu (tốt nhất là một bộ áo dài, vừa có thể mặc trong lễ cưới, vừa có thể mặc ở những dịp lễ hội sau này). Nếu kinh tế nhà trai khá giả có thể sắm cho cô dâu tương lai một trong những đồ trang sức sau: xuyến, vòng, hoa tai… Chú rể thì comple, cà vạt.

 

Tiếp khách: Vì đây là một lễ trọng nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên, do nội dung chủ yếu của lễ này là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của hai gia đình về việc chuẩn bị lễ cưới, nên nhà gái không bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà. Nghi thức trao nhận lễ vật cũng nên trở thành nghi thức bắt buộc.

 

Trách nhiệm của cô gái: Phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ (đối với những nhà không theo đạo Thiên chúa). Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rón nước mời khách.

 

Nhà gái: sau khi nhận lễ rồi đưa lên bàn thờ thắp hương, nhà gái sẽ lấy ra mỗi thứ trong đồ lễ ăn hỏi một ít để “lại quả”. Lưu ý là đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa, không được úp tráp lại.

Lễ cưới

Lễ cưới chỉ được tổ chức sau khi đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Hai người chỉ việc mua 2 mẫu đăng ký tại Uỷ ban Nhân dân phường (xã) (nam 1 tờ và nữ 1 tờ), điền vào mẫu và mỗi người đều phải lấy chứng nhận của phòng tổ chức nơi mình công tác. Nếu chưa đi làm, bạn có thể xin xác nhận của ông tổ trưởng dân phố (xóm). Sau đó, cả hai cùng đến Uỷ ban Nhân dân phường đem theo hộ khẩu và chứng minh để xin đăng ký. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn sẽ được trao cho hai người sau đó khoảng 10 ngày.

Lễ cưới bao gồm 2 lễ Vu Quy và Thành hôn

Lễ Vu Quy

  1. Nhà trai đến

Để bắt đầu cho trình tự trong lễ rước dâu thì đây là điều cần thiết nhất, thường thì nhà trai đến theo giờ đã bàn bạc trước, đúng giờ đó, nhà trai sẽ vào nhà gái.

  1. Trao lễ vật

Họ nhà trai tiến vào nhà gái với đội bưng quả, đội bê tráp của nhà gái xếp hàng sẵn, đứng thành 2 hàng mặt đối mặt, rồi tiến tới trao quả cho đội hình bên nhà gái.

Đội bưng quả 2 bên là những người còn độc thân. Người phù rể là nhân vật quan trọng sẽ đi đầu đội bưng quả, chỉ sau chú rể và ông chủ hôn, tay bê khay rượu và nữ trang tiến vào.

  1. Nhận quả và mang lên bàn thờ gia tiên

Sau khi đội bưng quả nhà gái nhận quả từ nhà trai sẽ mang quả đặt ở bàn thờ gia tiên. Thông thường, quả trầu cau đặt ở vị trí chính giữa, vì khi quả này sẽ mở đầu tiên.

 bán-quả-cau-tươi-lâm-đồng-hoa-cảnh-đô-xu-21

  1. Trình lễ

Và trình tự trong lễ rước dâu không kém phần quan trọng đó là người chủ hôn của nhà trai sẽ xin phép mở nắp tráp và giới thiệu lễ vật gồm những gì với nhà gái và hai họ.

  1. Cô dâu được dắt ra mắt

Cô dâu từ đầu ngồi trong phòng của mình đợi cha hoặc mẹ dắt ra chào họ hàng hai bên và chuẩn bị làm lễ

  1. Làm lễ gia tiên

Chủ hôn tiến hành thắp hương để cô dâu, chú rể làm lễ gia tiên. Việc thắp hương thường do người đàn ông trong gia đình cô dâu thắp (bố, anh trai hoặc em trai cô dâu).

Ngoài ra, còn có thêm trình tự trong lễ rước dâu đó là tục lệ đốt nến, còn gọi là đèn long phụng. Đèn này do nhà trai mang đến, nhà gái chuẩn bị sẵn 2 chân đèn, khi làm lễ thì thắp lên.

Sau khi cha (hoặc anh/em) của cô dâu thắp hương xong, cô dâu – chú rể làm lễ khấn bái.

  1. Trao nhẫn cưới

Cô dâu và chú rể tuần tự trao nhẫn cưới cho nhau. Chú rể sẽ đeo nhẫn ở ngón áp út phải, cô dâu đeo nhẫn ở ngón áp út trái tùy theo phong tục của mỗi địa phương.

Cô dâu và chú rể tuần tự trao nhẫn cưới cho nhau

  1. Cô dâu – chú rể nhận quà

Thường mẹ đẻ và mẹ chồng sẽ tặng nữ trang cho cô dâu. Tiếp đến sẽ là các bậc ông bà, chú bác, người thân trong gia đình cô dâu tặng quà mừng.

  1. Mời trầu cau và mời rượu

Khi mời rượu, người rót rượu là chàng phù rể. Cô dâu – chú rể làm động tác xé cau, xếp trầu cho đúng phong tục. Tiếp đó là mời 2 người chủ hôn trước, rồi đến ông bà, cha mẹ dùng rượu và trầu cau tượng trưng.

Kết thúc phần lễ nghi, nhà gái sẽ tổ chức tiệc cho mọi người và sau đó cô dâu sẽ được chuẩn bị rước về nhà chồng.

Lễ thành hôn

Khi đến nhà trai, hai bên gia đình ổn định chỗ ngồi để tiến hành làm Lễ Gia Tiên. Cô dâu chú rể thắp nhang cúi lạy tổ tiên. Đại diện nhà gái phát biểu trao dâu, nhà trai phát biểu nhận dâu. Sau đó, cô dâu chú rể mời trà rượu cha mẹ và các bậc trưởng thượng. Tiếp đến, nhà trai trao quà cưới cho cô dâu, chú rể.

bán-quả-cau-tươi-lâm-đồng-hoa-cảnh-đô-xu-23

Để chọn những quả Cau ưng ý nhất

cho ngày trọng đại ý nghĩa nhất

Anh Chị vui lòng liên hệ:

Hoa cảnh Đô Xu – Cung cấp Cau tươi tại Lâm Đồng

Điện thoại: 0969 269 170

Xuân Hòa (Mr)

Email: doxuho@gmail.com

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Quả Cau tươi”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969 269 170
0373237905