Tiêu chí chất lượng xuất xưởng Ớt Ngọt

tieu-chi-chat-luong-xuat-xuong-ot-ngot-1

TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG XUẤT XƯỞNG VỚI ỚT NGỌT

Sản phẩm Ớt ngọt có nguồn gốc từ đâu, quá trình sinh trưởng và phát triển như thế nào, gồm mấy loại, có các tiêu chuẩn gì khi đưa ra ngoài thị trường, Hoa cảnh Đô Xu xin giới thiệu đến các bạn

  1. GIỐNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG
  2. Giống: ớt đỏ (Pasarella), ớt vàng (Baschata)
  3. Đặc điểm chung

– Ớt ngọt trồng nhiều ở Châu Âu, Châu Mỹ, vài năm gần đây có nhiều giống du nhập và trồng khá phổ biến tại Lâm Đồng. Ớt ngọt là cây hàng năm, từ một gốc có thể phát triển thành bụi cây nhỏ gọn thẳng, có thể đạt chiều cao tối đa là 4m. Trái được hình thành và phát triển trong góc giữa lá và thân cây. Tùy giống ớt ngọt khác nhau về hình dạng và màu sắc, ớt ngọt dùng để ăn sống, nấu chín hoặc chế biến. Không phải tất cả các giống ớt ngọt đều có độ ngọt, một số có thể cay nóng.

– Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây là 25-28oC vào ban ngày và từ 18-20oC vào ban đêm, nhiệt độ thích hợp sinh trưởng là 18-28oC. Yêu cầu ánh sáng nhiều, nhất là thời điểm ra hoa, thiếu ánh sáng giảm tỷ lệ đậu quả. Ớt ngọt có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau như đất sét nhẹ, đất bazan, đất feralit vàng đỏ, …pH 5.5-6.5. Trong điều kiện nhà kính ớt ngọt có thể trồng được quanh năm.

  1. TIÊU CHÍ VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
  2. 1. Yêu cầu về chất lượng

1.1. Yêu cầu tối thiểu

Tùy theo các yêu cầu cụ thể cho từng loại và sai số cho phép, tất cả các loại ớt ngọt phải:

– Toàn bộ có cuống;

– Vỏ căng bóng, màu đỏ/vàng/xanh/cam đặc trưng;

– Lành lặn, chắc chắn, không bị dập nát hoặc hư hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng;

– Sạch, không có tạp chất lạ nhìn thấy bằng mắt thường;

– Không có và không bị sinh vật hại gây ảnh hưởng đến hình thức quả;

– Không bị ẩm bất thường ở ngoài vỏ, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra từ thiết bị bảo quản lạnh;

– Không có bất kỳ mùi và/hoặc vị lạ;

– Không bị hư hại do băng giá (héo da lạnh) và cháy nắng;

– Ớt ngọt khi thu hoạch phải phát triển đầy đủ và có độ chín thích hợp;

– Độ phát triển và trạng thái của ớt ngọt phải phù hợp để chúng có thể: Chịu được vận chuyển và bốc dỡ, đến được nơi tiêu thụ với trạng thái tốt.

1.2. Phân loại

Ớt ngọt được phân thành hai loại như sau:

1.2.1. Loại 1

Ớt ngọt thuộc loại này phải có chất lượng tốt. Hình dạng, vẻ bên ngoài và độ phát triển của quả phải đặc trưng cho từng giống.

Cho phép có các khuyết tật nhẹ, miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì:

– Sản phẩm tươi mới, nguyên vẹn, hình dạng cân đối;

– Vỏ căng bóng, màu đỏ/vàng/xanh/cam đặc trưng. Chấp nhận sẹo khô nhỏ, mờ không ăn sâu vào thịt quả, diện tích sẹo ≤ 5% diện tích bề mặt quả;

– Quả không bị chai cứng, héo mềm hoặc bầm giập. Vết nhăn nhẹ dưới cuống/thân ≤ 1 cm2;

– Đặc trưng về độ chín từ 70-80% (đối với ớt ngọt đỏ, vàng);

– Quả không bị dập, nứt, héo, úng thối, côn trùng chích, sâu bệnh, nấm bệnh phá hoại;

– Quả không dính đất cát và tạp chất lạ.

1.2.2. Loại 2

Ớt ngọt thuộc loại này không đáp ứng được các yêu cầu của loại 1 nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của loại 1.

Cho phép có các khuyết tật sau, nhưng vẫn phải đảm bảo các đặc tính cần thiết liên quan đến chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày:

– Sản phẩm tươi mới, nguyên vẹn, hình dạng cân đối, hơi thuôn nhọn về phía đuôi trái, chấp nhận dị dạng nhẹ;

– Đặc trưng về độ chín từ 80-90% (đối với ớt ngọt đỏ, vàng);

– Khuyết tật trên vỏ quả hoặc bị thâm, chai cứng nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng tới quả; Vết nhăn nhẹ dưới cuống/thân ≤ 2 cm2;

  1. 2. Yêu cầu về kích cỡ

Kích cỡ được xác định theo khối lượng của ớt ngọt

– Loại 1: >240 gr/trái

– Loại 2: >200-240 gr/trái

  1. 3. Yêu cầu về sai số

Cho phép sai số về chất lượng và kích cỡ trong mỗi bao bì đối với sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của mỗi loại quy định.

3.1. Sai số về chất lượng

3.1.1. Loại 1

Cho phép 5 % số lượng hoặc khối lượng ớt ngọt không đáp ứng yêu cầu của loại 1 nhưng đạt chất lượng loại 2.

3.1.2 Loại 2

Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng ớt ngọt không đáp ứng yêu cầu của loại 2 cũng như các yêu cầu tối thiểu, nhưng không có quả bị thối hoặc bất kỳ hư hỏng nào khác không thích hợp cho việc sử dụng.

3.2. Sai số về kích cỡ

Đối với tất cả các loại, cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng ớt ngọt không đáp ứng yêu cầu về kích cỡ nhưng có đường kính lớn hơn hoặc nhỏ hơn kích thướt được nêu ở Mục 2.

  1. Trình bày và đóng gói:

– Ớt ngọt trong mỗi bao bì phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng xuất xứ, giống hoặc dạng thương phẩm, chất lượng và kích cỡ (nếu phân loại theo kích cỡ).

– Đối với loại 1 và loại 2 thì độ chín và màu sắc của sản phẩm phải đồng đều.

– Sản phẩm được đóng gói bằng các loại bao bì thích hợp. Bao bì sản phẩm phải đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, không biến dạng, rách, vỡ, hư hỏng làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

– Quy cách bao gói: Sản phẩm được xếp trong túi/sọt có lót giấy

  1. Quy định về nhãn mác

Mỗi bao nhãn phải chứa thông tin dưới đây, viết bằng chữ rõ ràng, không thể tẩy xóa và có thể nhìn từ bên ngoài

– Thông tin tối thiểu in trên nhãn:

+ Tên sản phẩm:

+ Doanh nghiệp/ đơn vị/ chủ hộ phân phối sản phẩm

+ Địa chỉ:

+ Địa điểm sản xuất:

+ Nguồn gốc giống sản xuất:

+ Ngày thu hoạch:

+ Hạn sử dụng:

+ Bảo quản ở nhiệt độ:

– Phải dán tem truy xuất nguồn gốc chứa mã QR code, tem thể hiện những thông tin tối thiểu sau:

+ Tên sản phẩm

+ Nguồn gốc xuất xứ sản phẩm

+ Mức độ an toàn

+ Nơi phân phối và cung cấp

+ Quy trình sản xuất

+ Cách bảo quản và đóng gói sản phẩm

  1. Bảo quản và vận chuyển sản phẩm

6.1. Bảo quản

Sau khi thu hoạch ớt ngọt cần phải tiến hành phân loại và tuyển chọn trước khi đưa vào bảo quản. Việc phân loại và bảo quản sẽ tránh được sư hư hỏng sớm của ớt ngọt. Ớt ngọt phải được bảo quản càng nhanh càng tốt sau khi chọn và phân loại. Trước khi bảo quản ớt phải giữ được vài giờ ở nơi mát.

– Thời gian bảo quản: Thời gian bảo quản ớt ngọt tùy thuộc vào giống cây, chất lượng và điều kiện bảo quản. Trung bình thời gian bảo quản từ 10-30 ngày phụ thuộc vào từng giống, mức độ chín, điều kiện khí hậu và hệ thống canh tác.

– Kho bảo quản: Nhiệt độ trung bình ở kho duy trì từ 7-80C đối với giống ớt xanh, và từ 4-60C đối với ớt đỏ. Độ ẩm không khí từ 90-95%.

6.2.Vận chuyển

– Vận chuyển bằng xe lạnh khi vận chuyển xa tốn nhiều thời gian, luôn duy trì ở nhiệt độ từ 4-60C.

– Vận chuyển bằng phương tiện thông thường không được làm lạnh nếu vận chuyển đến nơi gần.

– Để hạn chế thấp nhất những hao tổn trong quá trình vận chuyển cần chú ý những điểm sau :

+ Giữ chặt các thùng hàng trong từng một khối, đảm bảo cho các thùng hàng không bị trật ra trong quá trình vận chuyển.

+ Cần che phủ để tránh mưa, nắng và gió to. Sử dụng vải bạt để che phủ tránh mưa ướt, phơi sản phẩm dưới trời nóng và dưới trời gió trong quá trình vận chuyển. Cần đảm bảo sự thông khí thích hợp để tránh hiện tượng nóng cục bộ hoặc sự yếm khí làm tăng nhiệt độ.

  1. 7. Tiêu chí về phân tích chất lượng sản phẩm

– Phân tích dư lượng thuốc BVTV tối thiểu 6 tháng/ lần.

– Phân tích các chỉ tiêu giới hạn tối đa cho phép đối với hóa chất ô nhiễm và vi sinh vật gây hại theo quy định tại: QCVN 8-2:2011/BYT; QCVN 8-3:2012/BYT; Thông tư 50/2016/TT-BYT;

  1. Tiêu chí về nguồn gốc sản phẩm:

– Đối với cơ sở thu gom sơ chế, chế biến kinh doanh rau củ quả phải có hợp đồng nguyên liệu sản phẩm giữa các hộ liên kết cung cấp sản phẩm, có hồ sơ ghi chép tiếp nhận nguyên liệu, vật tư đầu vào.

– Đối với cơ sở, hộ gia đình sản xuất rau phải có nhật ký sản xuất.

  1. 9. Tiêu chí về chứng nhận đối với các cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh.

– Phải được chứng nhận sản xuất an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt theo VieGAP hoặc các GAP khác được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận/hoặc được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp;

– Phải được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định  tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

        – Đối với cơ sở sản xuất, sơ chế ban đầu nhỏ lẻ: Có bản cam kết sản xuất rau an toàn theo Điều 4 tại Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về quy định phương thức quản lý điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN & PTNT.

Quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với ớt ngọt (Thông tư số 50/2016/tt-byt ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y Tế)

STT MS (Code) Tên thuốc BVTV (tên hoạt chất) ADI Tồn dư thuốc BVTV cần xác định MRL (mg/kg) Ghi chú
3 177 Abamectin 0 – 0,001 Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Avermectin B1a. Đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật: Avermcetin B1a. Tồn dư tan trong chất béo. 0,02 (*)
13 2 Azinphos-Methyl 0 – 0,03 Azinphos-methyl 1
19 219 Bifenazate 0 – 0,01 Tổng của Bifenazate và Bifenazatediazene (diazenecarboxylic acid, 2-(4-methoxy-[1,1′-biphenyl-3-yl] 1-methylethyl ester), tính theo Bifenazate. Tồn dư tan trong chất béo 2
24 47 Bromide Ion 1 Bromide Ion từ tất cả các nguồn trừ Bromine liên kết cộng hóa trị 20
29 8 Carbaryl 0 – 0,008 Carbaryl 5
37 81 Chlorothalonil 0 – 0,02 Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Chlorothalonil. Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: SDS-3701 (2,5,6-trichloro-4-hydroxyisophthalonitrile). Tồn dư không tan trong chất béo. 7
39 17 Chlorpyrifos 0 – 0,01 Chlorpyrifos. Tồn dư tan trong chất béo 2
50 118 Cypermethrins (bao gồm alpha- and zeta – cypermethrin) 0 – 0,02 Cypermethrin (tổng các đồng phân).  Tồn dư tan trong chất béo 0,1
56 22 Diazinon 0 – 0,005 Diazinon. Tồn dư tan trong chất béo 0,05
64 130 Diflubenzuron 0 – 0,02 Diflubenzuron. Tồn dư tan trong chất béo 0,7 (*)
67 27 Dimethoate 0,002 Dimethoate 0,5
75 105 Dithiocarbamates 0 – 0,03 Dithiocarbamates tổng số, xác định bởi CS2. Tồn dư không tan trong chất béo 1 (*)
83 149 Ethoprophos 0 – 0,0004 Ethoprophos 0,05
90 192 Fenarimol 0,01 Fenarimol 0,5
110 248 Flutriafol 0 – 0,01 Flutriafol. Tồn dư tan trong chất béo 1
141 132 Methiocarb 0 – 0,02 Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: tổng của Methiocarb, Methiocarb sulfoxide và Methiocarb sulfone, tính theo Methiocarb 2 (*)
146 278 Metrafenone 0 – 0,3 Metrafenone. Tồn dư tan trong chất béo 2
150 126 Oxamyl 0,009 Tổng của Oxamyl và Oxamyl oxime, tính theo Oxamyl 2
168 148 Propamocarb 0 – 0,4 Propamocarb 3
177 64 Quintozene 0,01 Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Quintozene (tan trong chất béo). Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: tổng của Quintozene, Pentachloroaniline và methyl pentachlorophenyl sulphide, tính theo Quintozene (tan trong chất béo) 0,05 (*)
182 237 Spirodiclofen 0 – 0,01 Spirodiclofen. Tồn dư tan trong chất béo 0,2
186 189 Tebuconazole 0 – 0,03 Tebuconazole. Tồn dư tan trong chất béo 1
192 223 Thiacloprid 0 – 0,01 Thiacloprid. Tồn dư không tan trong chất béo 1
196 162 Tolylfluanid 0,08 Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Tolyfluanid. 2
200 213 Trifloxystrobin 0 – 0,04 Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Trifloxystrobin. Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: tổng của Trifloxystrobin và [(E,E)-methoxyimino-{2-[1-(3-trifluoromethylphenyl)ethylideneamino-oxymethyl]phenyl} acetic acid] (CGA 321113), tính theo Trifloxystrobin. Tồn dư tan trong chất béo. 0,3 (*)

(*) Tại ngưỡng phát hiện hoặc về ngưỡng phát hiện

0969 269 170
0373237905