Tiêu chí chất lượng xuất xưởng với Rau Cải Bắp

Bắp cải shortgun

Rau cải bắp có yêu cầu gì về chất lượng khi xuất xưởng, để bán được giá cao, chất lượng cần đảm bảo trồng và thu hái, vận chuyển như thế nào, Hoa cảnh Đô Xu xin chia sẻ đến các bạn

TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CẢI BẮP

GIỐNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG

  1. Giống:

Các giống cải bắp: Shotgun và Green Nova, bắp cải tim, bắp cải tím…

  1. Đặc điểm chung:

Cải bắp có nguồn gốc từ tây bắc Châu Âu, nhưng đến khoảng giữa thế kỷ 16 cải bắp mới trở thành loại rau quan trọng nhất của Châu Âu. Sau đó cải bắp được đưa đi trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.

Cải bắp có chỉ số diện tích lá cao, hệ số sử dụng nước rất lớn, có bộ rễ chùm phát triển mạnh. Đặc biệt ở cải bắp có khả năng phục hồi bộ lá cao. Các thí nghiệm cho thấy, khi cắt 25% diện tích bề mặt lá ở giai đoạn trước cuốn bắp, năng suất vẫn đạt 97 – 98% so với không cắt. Điều đó khẳng định việc phun thuốc hóa học, thuốc trừ sâu tơ lứa 1, trong nhiều trường hợp là không cần thiết.

Hạt cải bắp nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 18-20oC. Cây phát triển thuận lợi nhất ở 15-18oC. Độ ẩm đất thích hợp 75-85%, ẩm độ không khí 80-90%. Đất quá ẩm (trên 90%) kéo dài 3-5 ngày sẽ làm rễ cây nhiễm độc, vì làm việc trong điều kiện yếm khí. Ưa trồng ở đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhát là đát phù sa, đất bồi, pH: 5,6 – 6,0. Do có lượng sinh khối lớn nên cải bắp yêu cầu dinh dưỡng cao. Vì vậy, phải đảm bảo lượng phân bón sao cho cây có trạng thái tốt nhất, chống đỡ sâu bệnh và cho năng suất cao.

TIÊU CHÍ VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

1. Yêu cầu về chất lượng

1.1. Yêu cầu tối thiểu

Cải bắp ở các loại phải

+ Nguyên vẹn;

+ Lành lặn, loại bỏ các sản phẩm bị dập nát hoặc hư hỏng tới mức không còn phù hợp để sử dụng;

+ Sạch, không chứa tạp chất nhìn thấy;

+ Tươi;

+ Hầu như không bị hư hỏng do sâu và bệnh gây ra;

+ Không bị bầm dập và tổn thương;

+ Không có mùi vị lạ;

+ Cuống cải bắp phải được cắt ngay dưới điểm thấp nhất của lá, lá phải bám chắc vào cuống và vết cắt phải sạch;

+ Sự phát triển và trạng thái của cải bắp phải đảm bảo: Chịu được vận chuyển và sơ chế, đến nơi tiêu thụ với trạng thái sử dụng tốt;

1.2. Phân loại

Cải bắp được phân thành 2 loại như sau:

  • Loại 1

– Cải bắp ở hạng này phải có chất lượng tốt, đặc trưng cho giống và tên thương mại;

– Tùy theo giống và họ tên thương mại, cải bắp phải chắc, lá phải bám chắc vào cuống;

– Cải bắp qua bảo quản có thể có một vài lá bên ngoài rời khỏi bắp. Cải bắp xoăn xanh và cải bắp thu hoạch sớm được tỉa lá xanh một cách thích hợp, nhưng có thể giữ lại một số lá ngoài cùng để bảo vệ bắp;

– Cho phép những khuyến tật nhẹ dưới đây, miễn sao không ảnh hưởng đến trạng thái chung của sản phẩm, chất lượng, duy trì chất lượng và cách trình bày trong bao bì:

+ Vết nứt nhỏ ở những lá ngoài cùng;

+ Mất màu nhẹ do đông lạnh đối với cải bắp xanh.

1.2.2. Loại 2

– Loại này gồm cải bắp không được xếp loại, nhưng đáp ứng các yêu cầu tối thiểu tại mục a;

– Cho phép những khuyết tật dưới đây, nhưng cải bắp vẫn giữ được các đặc tính liên quan đến chất lượng, duy trì chất lượng và các trình bày trong bao bì;

– Vết nứt ở những lá ngoài cùng;

– Môt số lá ngoài có thể bị tách rời;

– Vết bầm dập lớn và lá ngoài cùng có thể bị cắt tỉa nhiều;

– Không chắc;

– Mất màu do đông lạnh đối với cải bắp màu xanh;

  1. Yêu cầu về kích cỡ

– Kích cỡ được xác định theo khối lượng của bắp

– Khối lượng tối thiểu của 1 bắp là 350g đối với cải bắp thu hoạch sớm và 500g đối với các loại cải bắp khác

– Để đảm bảo tính đồng nhất về kích cỡ sản phẩm trong cùng một bao bì, khối lượng bắp nặng nhất không được gấp 2 lần khối lượng bắp nhẹ nhất. Trường hợp khối lượng của bắp nặng nhất bằng hoặc nhỏ hơn 2kg thì sai khác giữ bắp nặng nhất và nhẹ nhất có thể cho phép tới 1 kg.

– Tính đồng nhất về kích cỡ là bắt buộc đối với cải bắp được bao gói

– Yêu cầu về kích cỡ không áp dụng đối với cải bắp mini/baby 1

  1. Yêu cầu về sai số

Cho phép sai số về chất lượng và kích cỡ trong mỗi lô sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của hạng đã nêu.

3.1 Sai số về chất lượng

3.1.1 Loại 1

Cho phép 10% tính theo số lượng hoặc khối lượng cải bắp không đáp ứng yêu cầu của loại 1, nhưng đáp ứng yêu cầu của loại 2. Trong giới hạn sai số này, không lớn hơn 1% tổng số có thể gồm sản phẩm không đáp ứng cả yêu cầu loại 2 cũng như yêu cầu tối thiểu, hoặc sản phẩm bị hỏng do thối.

3.1.2 Loại 2

Cho phép 10% tính theo số lượng hoặc khối lượng cải bắp không đáp ứng yêu cầu của loại 2, cũng như yêu cầu tối thiểu, trong giới hạn sai số này không lớn hơn 2% tổng số có thể gồm sản phẩm bị hư hỏng do thối

3.2 Sai số về kích cỡ

Đối với tất cả các loại cho phép 10% tính theo số lượng hoặc khối lượng cải bắp không đáp ứng yêu cầu về kích cỡ .

Tuy nhiên không bắp nào được phép có khối lượng nhỏ hơn 350g đối với cải bắp thu hoạch sớm và 500g đối với các loại khác.

4. Trình bày và đóng gói

– Sản phẩm trong mỗi bao bì ( hoặc lô hàng để rời trong phương tiện vận chuyển phải đồng đều và chỉ gồm cải bắp có cùng nguồn gốc xuất xứ, loại hoặc tên thương mại, chất lượng và kích cỡ (nếu phân kích cỡ)

– Cải bắp loại 1 phải đồng đều về hình dạng và màu sắc

– Tuy nhiên cải bắp khác biệt rõ rệt về tên thương mại và/hoặc màu sắc có thể đóng chung trong bao bì, nhung chúng phải đồng đều về chất lượng và đối với mỗi tên thương mại và/hoặc màu sắc phải cùng nguồn gốc xuất xứ.

– Cải bắp non phải đồng đều tương đối về kích cỡ. Chúng có thể đóng chung trong bao bì với cải bắp non khác loài và nguồn gốc xuất xứ.

– Phần nhìn thấy được của khối cải bắp trong bao bì (hoặc lô hàng để rời trong phương tiện vận chuyển phải đại diện cho cả khối sản phẩm bên trong.

– Sản phẩm rau được đóng gói bằng các loại bao bì thích hợp. Bao bì sản phẩm phải đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, không biến dạng, rách, vỡ, hư hỏng làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

5. Quy định về nhãn mác

Mỗi bao nhãn phải chứa thông tin dưới đây, viết bằng chữ rõ ràng, không thể tẩy xóa và có thể nhìn từ bên ngoài

– Thông tin tối thiểu in trên nhãn:

+ Tên sản phẩm:

+ Doanh nghiệp/ đơn vị/ chủ hộ phân phối sản phẩm

+ Địa chỉ:

+ Địa điểm sản xuất:

+ Nguồn gốc giống sản xuất:

+ Ngày thu hoạch:

+ Hạn sử dụng:

+ Bảo quản ở nhiệt độ:

– Phải dán tem truy xuất nguồn gốc chứa mã QR code, tem thể hiện những thông tin tối thiểu sau:

+ Tên sản phẩm

+ Nguồn gốc xuất xứ sản phẩm

+ Mức độ an toàn

+ Nơi phân phối và cung cấp

+ Quy trình sản xuất

+ Cách bảo quản và đóng gói sản phẩm

6. Bảo quản và vận chuyển sản phẩm

6.1. Bảo quản

Sau khi thu hoạch cải bắp cần phải tiến hành phân loại và tuyển chọn trước khi đưa vào bảo quản. Việc phân loại và bảo quản sẽ tránh được sư hư hỏng sớm của cải bắp. Nếu cải bắp thu hoạch vào lúc ẩm ướt phải để khô trong thời gian cần thiết trước khi đưa vào kho. Để tránh các lá tách cuống trong quá trình lưu kho không được sắp xếp cải bắp vào các kho có chứa các rau quả khác tạo nên khí etylen

– Thời gian bảo quản: Thời gian bảo quản cải bắp tùy thuộc vào giống cây, chất lượng và điều kiện bảo quản, thời gian bảo quản của hầu hết các giống cây gồm một trong ba loại sau: thời gian bảo quản ngắn (từ 3 tháng đến 5 tháng), thời gian bảo quản trung bình (từ 4 tháng đến 6 tháng), thời gian bảo quản dài (từ 5 tháng đến 7 tháng).

– Kho bảo quản: Nhiệt độ trung bình trong kho lạnh phải duy trì từ 0-10C, nhiệt độ giữa các chồng cải bắp cũng phải trong khoảng từ 0-10C, tuy nhiên đối với cải bắp trắng nhiệt độ có thể dao động tới -0,80C.

6.2.Vận chuyển

– Vận chuyển bằng xe lạnh khi vận chuyển xa tốn nhiều thời gian, luôn duy trì ở nhiệt độ từ 0-10C.

– Vận chuyển bằng phương tiện thông thường không được làm lạnh nếu vận chuyển đến nơi gần.

– Để hạn chế thấp nhất những hao tổn trong quá trình vận chuyển cần chú ý những điểm sau :

+ Giữ chặt các thùng hàng trong từng một khối, đảm bảo cho các thùng hàng không bị trật ra trong quá trình vận chuyển.

+ Cần che phủ để tránh mưa, nắng và gió to. Sử dụng vải bạt để che phủ tránh mưa ướt, phơi sản phẩm dưới trời nóng và dưới trời gió trong quá trình vận chuyển. Cần đảm bảo sự thông khí thích hợp để tránh hiện tượng nóng cục bộ hoặc sự yếm khí làm tăng nhiệt độ.

7. Tiêu chí về phân tích chất lượng sản phẩm

– Phân tích dư lượng thuốc BVTV tối thiểu 6 tháng/ lần.

– Phân tích các chỉ tiêu giới hạn tối đa cho phép đối với hóa chất ô nhiễm và vi sinh vật gây hại theo quy định tại: QCVN 8-2:2011/BYT; QCVN 8-3:2012/BYT; Thông tư 50/2016/TT-BYT;

8. Tiêu chí về nguồn gốc sản phẩm:

– Đối với cơ sở thu gom sơ chế, chế biến kinh doanh rau củ quả phải có hợp đồng nguyên liệu sản phẩm giữa các hộ liên kết cung cấp sản phẩm, có hồ sơ ghi chép tiếp nhận nguyên liệu, vật tư đầu vào.

– Đối với cơ sở, hộ gia đình sản xuất rau phải có nhật ký sản xuất.

9. Tiêu chí về chứng nhận đối với các cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh.

– Phải được chứng nhận sản xuất an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt theo VieGAP hoặc các GAP khác được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận/hoặc được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp;

– Phải được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định  tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Đối với cơ sở sản xuất, sơ chế ban đầu nhỏ lẻ: Có bản cam kết sản xuất rau an toàn theo Điều 4 tại Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về quy định phương thức quản lý điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN & PTNT.

Quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với bắp cải (Thông tư số 50/2016/tt-byt ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT MS (Code) Tên thuốc BVTV (tên hoạt chất) ADI Tồn dư thuốc BVTV cần xác định MRL (mg/kg) Ghi chú
4 95 Acephate 0 – 0,03 Acephate 2
5 246 Acetamiprid 0 – 0,07 Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Acetamiprid. Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: tổng của Acetamiprid và các chất chuyển hóa desmethyl (IM-2-1) của Acetamiprid. Tồn Tồn dư tan trong chất béo 0,7
8 260 Ametoctradin Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Ametoctradin. Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: tổng của Ametoctradin, M650F01 và M650F06, tính theo Ametoctradin. Tồn dư không tan trong chất béo. 9
15 229 Azoxystrobin 0 – 0,2 Azoxystrobin. Tồn dư tan trong chất béo 5
20 178 Bifenthrin 0 – 0,01 Bifenthrin (tổng các đồng phân). Tồn dư tan trong chất béo 0,4
23 221 Boscalid 0 – 0,04 Boscalid. Tồn dư tan trong chất béo 5
24 47 Bromide Ion 1 Bromide Ion từ tất cả các nguồn trừ Bromine liên kết cộng hóa trị 100
33 230 Chlorantraniliprole 0 – 2 Chlorantraniliprole. Tồn dư tan trong chất béo 2
39 17 Chlorpyrifos 0 – 0,01 Chlorpyrifos. Tồn dư tan trong chất béo 1
43 238 Clothianidin 0 – 0,1 Clothianidin. Tồn dư không tan trong chất béo 0,2
44 263 Cyantraniliprole 0 – 0,03 Cyantraniliprole. Tồn dư không tan trong chất béo 2
45 179 Cycloxydim 0 – 0,07 Cycloxydim, các sản phẩm chuyển hóa và biến chất có thể bị oxy hóa thành 3-(3-thianyl) glutaric acid S-dioxide và 3-hydroxy-3-(3-thianyl) glutaric acid S-dioxide, tính theo cycloxydim. Tồn dư không tan trong chất béo. 9
47 157 Cyfluthrin/beta-cyfluthrin 0 – 0,04 Cyfluthrin (tổng của các đồng phân). Tồn dư tan trong chất béo 0,08
48 146 Cyhalothrin (bao gồm lambda-cyhalothrin) 0 – 0,02 Cyhalothrin (tổng của các đồng phân). Tồn dư tan trong chất béo 0,3
50 118 Cypermethrins (bao gồm alpha- and zeta – cypermethrin) 0 – 0,02 Cypermethrin (tổng các đồng phân).  Tồn dư tan trong chất béo 1
52 207 Cyprodinil 0 – 0,03 Cyprodinil. Tồn dư tan trong chất béo 0,7 (*)
56 22 Diazinon 0 – 0,005 Diazinon. Tồn dư tan trong chất béo 0,5
58 274 Dichlobenil 0 – 0,01 2,6-dichlorobenzamide. Tồn dư không tan trong chất béo 0,05
63 224 Difenoconazole 0 – 0,01 Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Difenoconazole. Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: tổng của Difenoconazole và 1-[2-chloro-4-(4-chloro-phenoxy)- phenyl]-2-(1,2,4-triazol)-1-yl-ethanol), tính theo Difenoconazole. Tồn dư tan trong chất béo. 2
67 27 Dimethoate 0,002 Dimethoate 0,05
68 225 Dimethomorph 0 – 0,2 Dimethomorph (tổng các đồng phân),  Tồn dư không tan trong chất béo 6
70 255 Dinotefuran 0 – 0,2 Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Dinotefuran. Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: Dinotefuran, 1-methyl-3-(tetrahydro-3furylmethyl) urea (UF) tính theo Dinotefuran. Tồn dư không tan trong chất béo 2
75 105 Dithiocarbamates 0 – 0,03 Dithiocarbamates tổng số, xác định bởi CS2. Tồn dư không tan trong chất béo 5 (*)
88 264 Fenamidone 0 – 0,03 Fenamidone. Tồn dư tan trong chất béo. 0,9
89 85 Fenamiphos 0 – 0,0008 Tổng của Fenamiphos và các dạng sulphoxide và sulphone, tính theo Fenamiphos 0,05 (*)
100 202 Fipronil 0,0002 Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Fipronil (tan trong chất béo).  Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: tổng của Fipronil và 5-amino-3-cyano-1-(2,6-dichloro-4-trifluoromenthylphenyl)-4-trifluoromethylsulphonylpyrazole (MB 46136), tính theo Fipronil (tan trong chất béo) 0,02
101 242 Flubendiamide 0 – 0,02 Flubendiamide. Tồn dư tan trong chất béo 4
102 211 Fludioxonil 0 – 0,4 Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Fludioxonil. Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: Fludioxonil và các dạng chuyển hóa benzopyrrole, xác định bởi 2,2-difluoro-1,3-benzodioxole-4-carboxylic acid và tính theo Fludioxonil. Tồn dư tan trong chất béo 2
106 235 Fluopicolide 0 – 0,08 Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật; Fluopicolide. Tồn dư tan trong chất béo 7
107 243 Fluopyram 0 – 0,01 Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Fluopyram. Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: tổng của Fluopyrain và 2-(trifluoromethyl)benzamide. Tồn dư không tan trong chất béo 0,15 (*)
109 205 Flutolanil 0,09 Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Flutolanil. Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: flutolanil và các sản phẩm chuyển hóa chứa nhóm chức 2-trifluoromethylbenzoic acid, tính theo flutolanil

Tồn dư không tan trong chất béo

0,05 (*)
124 206 Imidacloprid 0 – 0,06 Tổng của Imidaclaprid và các dạng chuyển hóa chứa gốc 6-chloropyridinyl, tính theo Imidacloprid. 0,5
125 216 Indoxacarb 0 – 0,01 Tổng của Indoxacarb và các dạng đồng phân đối ảnh R. Tồn dư tan trong chất béo. 3
131 49 Malathion 0 – 0,3 Malathion. Tồn dư tan trong chất béo 8
133 231 Mandipropamid 0 – 0,2 Mandipropamid. Tồn dư không tan trong chất béo. 3
138 138 Metalaxyl 0,08 Metalaxyl. 0,5 (*)
139 100 Methamidophos 0 – 0,004 Methamidophos. Tồn dư không tan trong chất béo 1
140 51 Methidation 0,001 Methidathion 0,1 (*)
141 132 Methiocarb 0 – 0,02 Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: tổng của Methiocarb, Methiocarb sulfoxide và Methiocarb sulfone, tính theo Methiocarb 0,1 (*)
144 209 Methoxyfenozide 0 – 0,1 Methoxyfenozide. Tồn dư tan trong chất béo 7
147 181 Myclobutanil 0,03 Myclobutanil. Tồn dư không tan trong chất béo 0,05
148 217 Novaluron 0 – 0,01 Novaluron. Tồn dư tan trong chất béo 0,7
154 59 Parathion-Methyl 0,003 Parathion-methyl 0,05
156 253 Penthiopyrad 0 – 0,1 Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Penthiopyrad. Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: Penthiopyrad và 1-methyl-3-trifluoromethyl-1H-pyrazole-4-carboxamide (PAM), tính theo Penthiopyrad. Tồn dư không tan trong chất béo. 4
157 120 Permethrin 0,05 Permethrin (tổng các đồng phân), (tan trong chất béo) 5
164 101 Pirimicarb 0 – 0,02 0,5
172 210 Pyraclostrobin 0 – 0,03 Pyraclostrobin. Tồn dư tan trong chất béo 0,2
177 64 Quintozene 0,01 Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Quintozene (tan trong chất béo). Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: tổng của Quintozene, Pentachloroaniline và methyl pentachlorophenyl sulphide, tính theo Quintozene (tan trong chất béo) 0,1 (*)
180 233 Spinetoram 0 – 0,05 Spinetoram. Tồn dư tan trong chất béo 0,3 quả xanh và hạt non
181 203 Spinozad 0 – 0,02 Tổng của spinosyn A và spinosyn D. Tồn dư tan trong chất béo (tồn dư trong sữa được xác định trên sữa nguyên kem) 2
183 234 Spirotetramate 0 – 0,5 Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Spirotetramat và các dạng chuyển hóa enol, 3-(2,5-dimethylphenyl)-4-hydroxy-8-methoxy-1-azaspiro[4.5]dec-3-en-2-one, tính theo Spirotetramat. Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: chuyển hóa enol của Spirotetramat, 3-(2,5-dimethylphenyl)-4-hydroxy-8-methoxy-1 -azaspiro[4.5]dec-3-en-2-one, tính theo Spirotetramat. Tồn dư không tan trong chất béo. 2
184 252 Sulfoxaflor 0 – 0,05 Sulfoxaflor. Tồn dư không tan trong chất béo 0,4
186 189 Tebuconazole 0 – 0,03 Tebuconazole. Tồn dư tan trong chất béo 1
187 196 Tebufenozide 0 – 0,02 Tebufenozitle. Tồn dư tan trong chất béo 5
189 190 Teflubenzuron 0,01 Teflubenzuron (tan trong chất béo) 0,2
193 245 Thiamethoxam 0 – 0,08 Thiamethoxam. Tồn dư không tan trong chất béo 5
193 245 Thiamethoxam 0 – 0,08 Thiamethoxam. Tồn dư không tan trong chất béo 5
200 213 Trifloxystrobin 0 – 0,04 Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Trifloxystrobin. Đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: tổng của Trifloxystrobin và [(E,E)-methoxyimino-{2-[1-(3-trifluoromethylphenyl)ethylideneamino-oxymethyl]phenyl} acetic acid] (CGA 321113), tính theo Trifloxystrobin. Tồn dư tan trong chất béo. 5 (*)

0969 269 170
0373237905