Tiêu chuẩn kỹ thuật Cây Giống Mắc Ca

tiêu-chuẩn-quốc-gia-cây-giống-mắc-ca-1

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 11766:2017

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – CÂY GIỐNG MẮC CA

Forest tree cultivars – Macadamia

Lời nói đầu

TCVN 11766:2017 do Tổng cục Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – CÂY GIỐNG MẮC CA

Forest tree cultivars – Macadamia

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra áp dụng đối với cây giống mắc ca để trồng lấy quả.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1 Cây đầu dòng (Ortet)

Là cây có năng suất, chất lượng cao và ổn định, có tính chống chịu tốt hơn các cây khác trong quần thể một giống (giống địa phương, giống mới chọn tạo, giống nhập nội) được công nhận qua khảo nghiệm dòng vô tính để cung cấp vật liệu nhân giống vô tính.

2.2 Vườn cây đầu dòng (Hedge orchard)

Vườn cây giống được trồng bằng cây giống vô tính nhân từ những cây đầu dòng để cung cấp vật liệu sản xuất giống vô tính.

2.3 Hom ghép (Scion)

Đoạn cành được lấy từ vườn cây đầu dòng hay cây đầu dòng để ghép vào gốc ghép.

2.4 Cây ghép (Grafted tree)

Cây được tạo thành do kết hợp giữa gốc ghép với hom ghép. Các tính chất cơ bản của cây ghép do chồi ghép mang lại.

2.5 Chồi ghép (Grafted scion)

Chồi mọc ra từ hom ghép trên cây ghép.

2.6 Lô cây giống (Cultivar Iot)

Các cây giống được sản xuất cùng một đợt theo cùng một phương pháp

3  Yêu cầu kỹ thuật

Các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật của cây giống mắc ca được quy định trong Bảng 1

Bng 1- Yêu cầu kỹ thuật cây giống mắc ca

Chỉ tiêu Yêu cầu
Hình thái Cây sinh trưởng, phát triển tốt, khỏe mạnh, lá xanh, không cụt ngọn, không có dấu hiệu của các loại bệnh hại
Tuổi cây Từ 6 đến 12 tháng tuổi, tính từ thời điểm ghép
Nguồn gốc hom ghép Lấy từ cây đầu dòng hoặc từ vườn cây đầu dòng
Kích thước hom ghép Đường kính hom từ 0,7 cm đến 1,0 cm; chiều dài hom từ 8 cm đến 16 cm
Vị trí vết ghép Chiều cao từ mặt bầu đến vị trí ghép từ 20 cm đến 25 cm; vết ghép đã liền sẹo
Chồi ghép Chồi ghép mọc ra từ hom ghép; thân chồi ghép đã hóa gỗ và có ít nhất 2 vòng lá.
Chiều cao cây Từ 50 cm đến 70 cm tính từ gốc đến ngọn
Đường kính gốc (tại vị trí cổ rễ) Từ 1,0 cm đến 1,7 cm
Bầu cây Đường kính từ 16 cm đến 19 cm; chiều cao từ 30 đến 35 cm; bầu đất có từ 4 đến 6 lỗ ở phía đáy bầu và quanh thành bầu

4  Phương pháp kiểm tra

4.1  Thời điểm kiểm tra

Khi xuất cây.

4.2  Lấy mẫu

Lấy ngẫu nhiên tối thiểu 100 cây nhưng không quá 1/4 tổng số cây đối với lô trên 1000 cây; tối thiểu 30 cây nhưng không quá 1/4 tổng số cây đối với lô dưới 1000 cây để kiểm tra. Nếu có yêu cầu khác thì các bên liên quan tự thỏa thuận lượng mẫu.

4.3  Hình thái và chồi ghép

Quan sát bằng mắt thường.

4.4  Tuổi cây và nguồn gốc hom ghép

Xác định qua hồ sơ/nhật ký sản xuất cây giống.

4.5  Kích thước hom ghép

Sử dụng thước, đo từ đáy vết ghép đến đỉnh hom ghép: sử dụng thước kẹp, đo tại vị trí giữa thân của hom ghép.

4.6  Vị trí vết ghép

Sử dụng thước, đo từ mặt bầu đến vị trí ghép: quan sát bằng mắt thường để xác định mức độ liền sẹo của vết ghép.

4.7  Chiều cao cây

Sử dụng thước, đo từ mặt bầu đến đỉnh sinh trưởng của cây.

4.8  Đường kính gốc

Sử dụng thước kẹp, đo tại vị trí gốc sát mặt bầu.

4.9  Bầu cây

Sử dụng thước, đo từ đáy bầu đến mặt bầu; sử dụng thước kẹp, đo tại vị trí giữa đáy bầu và mặt bầu.

4.10  Kết luận

Một lô cây giống được coi là đạt yêu cầu khi 100% số mẫu kiểm tra đạt yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Bảng 1.

5  Yêu cầu ghi nhãn

Nội dung nhãn bao gồm:

– Tên sản phẩm;

– Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất;

– Viện dẫn tiêu chuẩn này, nghĩa là TCVN 11766:2017;

– Tuổi cây;

– Chiều cao cây;

– Đường kính gốc;

– Mã hiệu giống;

– Số lượng cây;

– Tình trạng sâu bệnh;

– Hướng dẫn trồng và chăm sóc (nếu có).

Xem thêm: Sân vườn mẫu nhà vườn đẹp nông thôn

0969 269 170
0373237905